Phân loại Rắn

Tất cả các loài rắn hiện đại được gộp nhóm trong phân bộ Serpentes trong phân loại học Linnaeus, một phần của bộ Squamata (bò sát có vảy), mặc dù vị trí chính xác của chúng trong phạm vi bò sát có vảy vẫn là điều gây mâu thuẫn.[2]

Người ta thường chia phân bộ này thành 2 cận bộ là AlethinophidiaScolecophidia.[2] Sự chia tách này dựa theo các đặc trưng hình thái học và sự tương đồng trình tự ADN ti thể. Alethinophidia đôi khi được chia tách tiếp thành HenophidiaCaenophidia, với nhóm thứ hai bao gồm các loài rắn dạng "rắn nước" (Colubridae, Viperidae, Elapidae, Hydrophiidae và Attractaspididae) và Acrochordidae, trong khi các họ rắn dạng Alethinophidia còn lại tạo thành Henophidia.[19] Trong khi không còn loài nào sinh tồn ngày nay nhưng Madtsoiidae, một họ bao gồm các loài rắn khổng lồ; nguyên thủy; giống như trăn, đã từng sinh sống cho tới khoảng 50.000 năm trước tại Australia, với các chi như Wonambi.

Có nhiều tranh luận liên quan tới hệ thống học trong phạm vi nhóm này. Chẳng hạn, nhiều nguồn coi BoidaePythonidae chỉ là một họ trong khi quan hệ họ hàng của chúng không thực sự gần, trong khi lại coi Elapidae (rắn hổ) và Hydrophiidae (rắn biển) là các họ tách biệt vì các lý do thực tiễn trong khi quan hệ của chúng là rất gần gũi.

Các nghiên cứu phân tử gần đây hỗ trợ cho tính đơn ngành của nhánh chứa các loài rắn hiện đại, cũng như của hai nhánh Scolecophidia (Anomalepididae + (Leptotyphlopidae + (Gerrhopilidae + (Xenotyphlopidae + Typhlopidae)))) và Alethinophidia (Anilius + Alethinophidia phần lõi (Uropeltidae (Cylindrophis + Anomochilus + Uropeltinae) + Macrostomata (Tropidophiinae + Pythonidae + Caenophidia + Booidea (Boidae + Ungaliophiinae))).[7]

Các họ

Cận bộ Alethinophidia 15 họ
Họ[2]Tác giả[2]Số chi[2]Số loài[2]Tên thường gọiPhân bố[20]
AcrochordidaeBonaparte, 183113Rắn rằm ri cócTây Ấn Độ và Sri Lanka qua vùng nhiệt đới Đông Nam Á tới Philippines, về phía nam qua nhóm đảo Indonesia/Malaysia tới Timor, về phía đông qua New Guinea tới vùng duyên hải phía bắc Australia tới đảo Mussau, quần đảo Bismarkđảo Guadalcanal trong quần đảo Solomon.
AniliidaeStejneger, 190711Rắn san hô giảNhiệt đới Nam Mỹ.
AnomochilidaeCundall, Wallach, 199312Rắn ống lùnTây Malaysia và trên đảo Sumatra của Indonesia.
AtractaspididaeGünther, 18581264Burrowing aspschâu Phi và Trung Đông.[6][21][22]
BoidaeGray, 1825843TrănBắc, Trung và Nam Mỹ, Caribe, đông nam châu Âu và Tiểu Á, Bắc, Trung và Đông Phi, Madagascar và đảo Reunion, bán đảo Ả Rập, Trung và Tây Nam Á, Ấn Độ và Sri Lanka, Moluccas và New Guinea cho tới Melanesia và Samoa.
BolyeriidaeHoffstetter, 194622Trăn đảo Round, rắn hàm chẻMauritius.
ColubridaeOppel, 1811304[4]1938[4]Rắn điển hìnhPhổ biến rộng khắp trên mọi châu lục, trừ châu Nam Cực[23]
CylindrophiidaeFitzinger, 184318Rắn trun, rắn hai đầuSri Lanka về phía đông qua Myanma, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và bán đảo Mã Lai xa về phía đông tới quần đảo Aru ngoài khơi tây nam New Guinea. Cũng có ở miền nam Trung Quốc (Phúc Kiến, Hồng Kông và Hải Nam) và Lào.
ElapidaeBoie, 182761235Rắn hổTrên cạn, khắp thế giới trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, trừ châu Âu. Nếu gộp cả rắn biển thì có trong Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.[24]
LoxocemidaeCope, 186111Rắn đào bới MexicoDọc theo các sườn núi ven Thái Bình Dương từ Mexico về phía nam tới Costa Rica.
PythonidaeFitzinger, 1826826Trănchâu Phi hạ Sahara, Ấn Độ, Myanma, Hoa Nam, Đông Nam Á và từ Philippines về phía đông nam qua Indonesia tới New Guinea và Australia.
TropidophiidaeBrongersma, 1951422Trăn lùnTừ nam Mexico và Trung Mỹ về phía nam tới tây bắc Nam Mỹ (lưu vực sông Amazon) ở Colombia, Ecuador và Peru, cũng như ở tây bắc và đông nam Brasil. Cũng có ở Tây Ấn.
UropeltidaeMüller, 1832847Rắn đuôi khiênNam Ấn Độ và Sri Lanka.
ViperidaeOppel, 181132224Rắn lụcchâu Mỹ, châu Phi và đại lục Á-Âu.
XenopeltidaeBonaparte, 184512Rắn mốngĐông Nam Á từ quần đảo AndamanNicobar về phía đông qua Myanma tới Hoa Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, bán đảo Mã Lai và Đông Ấn tới Sulawesi, cũng như tại Philippines.
Cận bộ Scolecophidia 5 họ
Họ[2]Tác giả[2]Số chi[2]Số loài[2]Tên thường gọiPhân bố[20]
AnomalepidaeTaylor, 1939417Rắn mù nguyên thủyTừ miền nam Trung Mỹ tới tây bắc Nam Mỹ. Các quần thể rời rạc tại đông bắc và đông nam Nam Mỹ.
LeptotyphlopidaeStejneger, 18922120Rắn mù thân mảnhchâu Phi, Tây Á từ Thổ Nhĩ Kỳ tới tây bắc Ấn Độ, trên đảo Socotra, từ tây nam Hoa Kỳ về phía nam qua Mexico và Trung Mỹ tới Nam Mỹ, nhưng không có trong khu vực miền núi cao trong dãy Andes. Tại Nam Mỹ ven Thái Bình Dương chúng có mặt xa về phía nam tới vùng duyên hải nam Peru, còn ở phía Đại Tây Dương thì xa tới Uruguay và Argentina. Tại khu vực Caribe chúng có mặt tại Bahamas, HispaniolaTiểu Antilles.
TyphlopidaeMerrem, 18204240Rắn mù điển hình, rắn giunRộng khắp thế giới trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, cụ thể tại châu Phi, Madagascar, châu Á, Australia, các đảo trên Thái Bình Dương, nhiệt đới châu Mỹ và tại đông nam châu Âu.
GerrhopilidaeVidal, Wynn, Donnellan & Hedges, 2010115Rắn mù, rắn giunNam Á, Đông Nam Á, New Guinea.
XenotyphlopidaeVidal, Wynn, Donnellan & Hedges, 201012Rắn mù MadagascarMadagascar.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Rắn http://etext.library.adelaide.edu.au/b/bulfinch/th... http://www.ctv.ca/servlet/ArticleNews/story/CTVNew... http://www.aucklandmuseum.com/349/natural-history-... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/550283 http://www.cn939.com/tcm-article-read-4694.html http://enature.com/fieldguides/view_default.asp?cu... http://www.fabuloustravel.com/gourmet/travel/cobra... http://books.google.com/books?id=BumyQJ14n8sC&pg=P... http://timesofindia.indiatimes.com/articleshow/180... http://www.kingsnake.com/westindian/metazoa12.html